Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Thân Trung Ấm hay Trung Ấm Thân là gì?


Mng sng con người tn ti trong mt hơi th, ch cn hơi th ra mà không th vào thì người y đã tr thành người thiên c. Vn đ sng và chết là đ tài xưa nay được mi người quan tâm băn khoăn lo lng. Vy làm sao ta biết chết s đi v đâu? và có đi sng như thế nào trong giai đon linh thc va ri khi xác? Đ hiu rõ hơn vn đ này, chúng ta th xem qua giai đon chuyn thc ca thân trung m là gì?
Thân trung m (bardo/ intermediate) còn gi là trung un hay trung hu. m hay un tc là ch ngũ m hay ngũ un, là năm yếu t sc th tưởng hành thc, t hp nên chúng sanh trong tam gii (1). Chúng ta có th hiu nôm na là s sng sau khi chết, trước khi thn thc ca con người đi tái sinh vào nơi mà mình có th khế hip vi nghip ca mình trong sáu cõi (2).
Thân trung m nếu có phước báo thì ly hương thơm làm thc ăn đ bi dưỡng, còn thân trung m không có phước báo thì ly mùi xú uế làm thc ăn.
Thân trung m không có xác tht mà ch ly tư tưởng làm thân. Thân trung m đu có thn thông, nó có th trông thy nhng gì mà mt thường ca chúng ta không nhìn thy được.
* Thân trung m kéo dài bao lâu trước  khi đi tái sinh?
Có rt nhiu thuyết gii thích khác nhau:
Mt người sau khi chết, thn thc ca h thoát ra khi xác và s tr li thế gii trung gian này mt thi gian có th là mt ngày, ba ngày, bn ngày, by ngày, hai mươi mt ngày, có khi đến bn mươi chín ngày; sau đó thân trung m s tìm mt nơi thích hp vi nghip lc ca mình mà tái sinh.
Theo Đi Tỳ Bà Sa Lun:
“Người mt trong khong bn mươi chín ngày là thân trung m”.
Vì trong thi gian li vi cõi Trung m này, thn thc ca h vn còn tính con người, h đã v nhà và cũng mun sinh hot vi mi người trong gia đình, thế nhưng nhng điu h mun không ai có th đáp li li mong cu ca h. Mãi đến khi h mun hin hình trong tm gương hay nm ly mt vt gì thì gi đây h biết mình không còn tn ti thế gian này na.
Trong thi gian này, thân trung m nếu chưa tìm thy được nơi mình tái sinh thì nó s chết đi và sng li sau by ngày, sau đó thn thc s chuyn qua mt thân trung m khác, chu kỳ này c lp đi lp li cho ti khi thn thc đi tái sinh.
Gi đây đi vi h ch là bn tình ca du dương trong cuc đi, h hi tưởng li nhng vic thin, vic ác ca mình đã làm. Nếu vong linh đã tng to các phước đc, tu tp tâm linh thì có nhng cm giác an lành, thanh thn và s d tìm đường tái sinh cõi lành. Ngược li, vong linh sinh thi tng làm vic ác, sng mt đi sng bn xn, gây ti ngũ nghch (3),… thì luôn b hình nh kh đau, s hãi và s tái sinh vào ba đường ác   (4).
* Thân trung m có th thay đi nơi th sinh hay không?
Phàm còn là chúng sanh trong cõi dc, cõi sc, to nghip thin hay nghip ác, sau khi chết được siêu thoát hay trm luân, các chúng sanh y đu phi tri qua giai đon thân trung m. Khi nhân duyên chín mui thì lp tc nó s dùng phương thc đu thai hay hóa sinh đ xác đnh nơi mà nó s sinh vào.


Tuy nhiên không phi ai cũng tri qua giai đon thân trung m c: như mt s người tu tp chng ng hay sng mt đi sng phm hnh, li lc, và nhng người thường hu báng Tam bo có tâm tà kiến thì sau khi mng chung h lp tc tái sinh vào đúng nghip lc ca mình. Căn c vào Đi Tha Nghĩa Chương quyn 8 nói:
“Chúng sanh trong cõi dc, cõi sc đu có thân trung m; ch có chúng sinh bc thượng thin, sau khi chết lp tc vãng sanh v Tnh đ hay cõi lành, và hng cc ác đa thng vào đa ngc hay ng qu, là không có thân trung m. Theo nghip cm nói, ch có chúng sinh hng cc ác, to ti ngũ nghch mi không có thân trung m.”
Khi Pht còn ti thế, có mt v thy Tỳ kheo đc T thin5 sinh tâm tăng thượng mn cho rng mình đã đc qu A-la-hán nên không tinh tiến tu hành na. Đến lúc lâm chung, v y thy thân trung m trong T thin lin phát sinh tà kiến “không có Niết bàn, Pht đã di gt ta.” Vì khi ác kiến sai lm như vy nên khi mt, thân trung m trong T thin lin hin  thân trung m trong đa ngc A tỳ.
(Trích trong cun Tây Phương Hip Lun - Thích Trí Thông dch tr.134).
Vy trong khong thi gian sau khi vong linh va lâm chung,  hàng thân bng quyến thuc cn phi biết làm các vic thin như: b thí, phóng sanh, to tượng… nhm tr duyên cho vong linh được sinh v cnh gii an lc. Hay dùng Pht pháp đ cu đ thân trung m qua nhng li kinh tiếng k ca chư Tăng, đó là triu thnh thân trung m đến nghe pháp, hóa gii oán kết, tiêu tr phin não, vãng sinh tnh đ. Nếu như thân bng quyến thuc còn mang lòng oán hn, làm các vic ác như giết trâu bò, heo,… đ cúng tế vong linh hay vi mc đích khoái khu cho bn thân như đãi đng yến tic thì vic đó không giúp ích gì cho vong linh mà còn gieo thêm nghip lc vào h na.
Cho nên các Pht s như thiết trai cúng dường Tam bo, to phước b thí đ cu nguyn chư Pht gia h nhm siêu đ vong linh trong bn mươi chín ngày đã được truyn li cho đến ngày nay, tr thành mt hình thái qđc thù trong tín ngưỡng Pht giáo.

1. Dc gii, Sc gii, Vô sc gii.
2. Tri, Người, A tu la, đa ngc, ng qu, và súc sanh.
3. Giết cha, giết m, giết A-la-hán, làm thân Pht ra máu, phá hòa hp Tăng.
4. Đa ngc, ng qu, súc sanh.
5. Là trng thái x lc, x kh, dit h ưu đã cm th trước, không kh không lc, x nim  thanh tnh. (Trung B II)
Ngun: Tp san Pháp luân s 03

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Cách trì giới Ba La Mật tại gia

Ðịnh Nghĩa 
"Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các Ðệ tử của Ngài đi vào con đường chánh, và tránh cho họ những hầm sâu hố hiểm mà họ có thể rơi vào, trên con đường đi đến quả vị Phật. 
Vậy trì giới ba la mật là một môn tu để đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh, trọn vẹn giới luật mà đức Phật đã răn dạy.
 
II. Thành Phần Của Giới Luật  
Căn cơ của chúng sanh không đồng nhau, và sự tu hành của Ðệ tử Phật cũng có nhiều cách; vì thế, đức Phật phải chế ra rất nhiều giới luật và phân ra nhiều loại để áp dụng cho sát vào căn cơ và lối tu của mỗi hạng người. Tuy thế, chúng ta có thể phân chia giới luật của Phật ra làm ba phần và hai cấp bậc: 
Giới tại gia cho hàng Tiểu Thừa. 
Giới xuất gia 
Giới Ðạo và Tục thông hành (Bồ Tát giới) cho hàng Ðại Thừa. 
1. Giới tại gia. Giới tại gia là những giới dành cho những người chưa xuất gia trong hàng Tiểu Thừa, tức là những cận sự nam và cận sự nữ (cư sĩ tại gia). Những người này có thể thọ trì từ một đến năm giới (Ngũ Giới) hay tám trai giới (bát quan trai). 
2. Giới xuất gia. Xuất gia gồm có năm chúng: Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na ni, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Các chúng này tùy theo sự tu hành thấp hay cao, nam hay nữ mà giữ giới nhiều hay ít: 
Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới. 
Thức xoa ma na ni phải giữ 6 điều giới và tập 296 hạnh giới. 
Tỳ kheo phải giữ 250 giới 
Tỳ kheo ni phải giữ 348 giới. 
 
3. Giới đạo tục thông hành. Giới đạo tục thông hành chính là giới Bồ Tát. Ấy là giới mà Phật tử tại gia và xuất gia trong hàng Ðại Thừa phải thọ trì, sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh để mở rộng bề làm Phật sự và hóa độ thế chúng sinh. 
Phạm vi bài này chỉ nói về Ðại Thừa Bồ Tát giới và đây những giới mà người tu hạnh trì giới ba la mật cần phải biết và giữ cho đúng. 
Bồ Tát giới gồm có: 
Nhiếp luật nghi giới. Người thọ trì "Nhiếp luật nghi giới" là người quyết giữ đúng mười hai giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, nghiã là quyết không làm một việc ác nào cả. 
Nhiếp thiện pháp giới. Người thọ trì "nhiếp thiện pháp giới" là người quyết tâm làm tất cả các việc lành. 
Nhiêu ích hữu tình giới. Người thọ trì giới này là người quyết tâm tu hạnh từ bi ,hỷ xả, làm tất cả những điều lợi ích cho tất cả chúng sinh, không một loài nào mà chẳng hóa độ.

 Trì giới tại gia

Ngũ giới là gì ?

Ngũ giới là năm giới, năm điều ngăn cấm, phải giữ của người Phật tử tại gia. Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng được qủa báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới. Người đã quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội.
Người Phật tử tại gia đã quy y giữ từ một tới năm giới sau đây:

1/- Không sát sinh,
2/- Không trộm cướp,
3/- Không tà dâm,
4/- Không nói dối,
5/- Không dùng chất gây nghiện.

Đức Phật không bắt buộc người Phật tử phải tuân theo triệt để, cũng không hăm dọa nếu không tuân theo thì phải bị chịu hình phạt, có giữ giới hay không là tùy thuộc mỗi người tự liệu lấy. Đạo Phật khác với các Tôn Giáo khác một phần là ở điểm này. Năm giới là năm thành trì ngăn chặn cho chúng ta đừng đi vào đường ác, là năm hàng rào cản cho chúng ta khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi.

Bát quan trai giới là gì ? 
Quả vị cao rộng mênh mông mà đường đi chỉ có một là xuất gia. Chúng sanh vì nghiệp hạnh bất đồng, căn cơ sai khác, không thể nào ai cũng xuất gia được. Với lòng từ bi vô hạn, đức Phật muốn cho các hàng đệ tử Ngài, dù mau dù chậm, cuối cùng cũng sẽ đạt đến mục đích cứu cánh là giác ngộ và giải thoát như Ngài. Cho nên, Ngài chế ra nhiều lối xuất gia như:

Đồng chơn xuất gia (xuất gia suốt đời từ khi còn nhỏ).
Bán thế xuất gia và xuất gia theo kỳ hạn phát nguyện.

Cuối cùng là xuất gia trong một ngày đêm 24 tiếng đồng hồ, tức là thực hành theo Bát quan trai giới này vậy. 

Bát quan trai giới nghĩa là tám cửa trai giới. Những người tại gia trong mỗi tháng vào những ngày trai như : mồng 8, 14, 15 v.v... bỏ tất cả những sự bận rộn ở thế tục vào chùa nhờ một thầy tỳ kheo truyền cho tám giới và một trai (1 trai tức là không ăn quá giờ ngọ) mà hành trì trong một ngày một đêm. Nếu xa chùa và không có thầy tỳ kheo thanh tịnh thì tự mình đến trước Phật sám hối tội lỗi phát nguyện thọ trì trai giới cũng được. Thọ trì trai giới này tức là đóng bít cửa ác đạo mà mở cửa nhơn thiên diệu thiện niết bàn. Nên gọi là tám cửa trai giới.
Tóm lại, đức Phật vì thương xót hàng đệ tử tại gia, nên chế ra pháp bát quan trai giới này để cho hàng tại gia tu tập theo tịnh hạnh của người xuất gia, gieo giống bồ đề vô thượng vào tâm khảm mọi hàng đệ tử, hầu tiến dần đến quả vị cứu cánh tuyệt đích của chư Phật.

Làm thế nào để có được trí huệ ?

Muốn có được trí huệ, đức Phật đã chế ra nhiều pháp tu. Trong số nhiều pháp tu ấy thì "Văn, Tư, Tu""Giới, Ðịnh, Huệ" là những pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất. 
 
Văn, Tư, Tu: Văn, Tư, Tu là ba pháp tu để có được trí huệ: 
 
Văn huệ: là huệ do tai nghe âm thanh, mắt thấy âm tự của Phật, hay qua các kinh điển mà hiểu được nghĩa lý. 
 
Tư huệ: là huệ do trí suy nghĩ, tìm tòi, rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật. 
 
Tu huệ: là huệ do tu hành thể nghiệm và thể nhập chân lý, mà gíac ngộ, chứng được sự thật. 
 
Văn, tư, tu rất tương quan mật thiết với nhau, hành giả cần phải chuyên tu cả ba thứ, không thể bỏ qua một thứ nào mà thành tựu được. Hãy nghe Phật dạy: 
" Văn huệ, tư huệ, tu huệ, ba môn khuyết một không được. Nếu ai nghe mà không suy nghĩ, thì như làm ruộng mà không gieo mạ; nếu suy nghĩ mà không tu, thì như làm ruộng mà không tát nước, bừa cỏ, rốt cuộc không có kết quả. 

Ba huệ được đầy đủ thì chứng quả Tam thừa?" (Sa Di thập giới). 
 
Giới: là lời răn dạy của Phật (xem lại bài Trì giới Ba la mật). 
 
Ðịnh: là thiền định, giữ cho tâm ý không loạn động, để suy nghiệm đến những vấn đề căn bản của Ðạo (xem lại bài Thiền Ðịnh Ba la mật). 
 
Huệ: là sự phát chiếu của Trí, sau khi đã tẩy sạch phiền não và vô minh. 
 
Giới, Ðịnh, Huệ tương quan mật thiết với nhau: Do trì giới mà thân tâm không loạn động. Do thân tâm không loạn động mà tâm trí được Ðịnh. Tâm trí khi đã định thì Trí huệ phát chiếu. 
Ngược lại, Trí huệ phát chiếu thì tâm dễ Ðịnh, Tâm đã Ðịnh thì Trì giới không khó khăn. 
Tóm lại: Giới, định, huệ, đều tương duyên tương quan mật thiết với nhau, một cái tăng thì hai cái kia cũng tăng, một cái giảm thì hai cái kia cũng giảm .

Công Năng Của Trí Huệ 
Như chúng ta đã thấy trong phần chia loại, trí huệ khi đã đạt đến địa vị Giác ngộ (tám thức chuyển thành bốn trí) thì công năng, diệu dụng của nó rộng lớn vô cùng, không thể nói hết. Tuy thế, để có một quan niệm tương đối rõ ràng, chúng ta có thể nêu lên ba công năng chính của trí huệ như sau: 
 
1. Dứt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh. Khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất, như khi ánh sáng phát ra thì bóng tối tất phải tan biến. Mê lầm đã mất thì phiền não tất không còn phát sinh nữa. 
 
2. Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, như màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí huệ phát chiếu vào sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì màn sương tất phải tan biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự vật được lộ bày như thật. 
 
3. Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì người ta với vật tưởng như riêng biệt, sai khác. Nay nhờ trí huệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh đều chơn không, nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.  

Tóm lại Gíá trị và công năng của trí huệ lớn lao không thể nói hết. Nó là cứu cánh của người Phật tử. Cứu cánh ấy, chúng ta phải cố đạt cho được. 
Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật cũng đã thiết tha khuyên các Ðệ tử phải trao dồi trí huệ như sau: 
" Trí huệ là chiếc thuyền kiên cố chở khỏi biển già, đau, chết; là ngọn đèn lớn chói sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các người phải lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập mà tự tăng ích cho trí huệ mình". (Kinh Di Giáo). 
Những lời nhắn nhủ thống thiết của đức Bổn sư, chúng ta không thể không ghi nhớ và thực hành được. Vả chăng, trong sáu độ Ba la mật mà chúng ta đã học trong ba bài kế tiếp này, mục đích cũng chỉ để dẫn đến độ thứ sáu là trí huệ, cái mức độ cuối cùng của đạo Giác ngộ và giải thoát. 
Cầu mong tất cả quý vị Phật tử có được trí huệ để tự độ và độ tha đến bên kia bờ giải thoát.


(đọc thêm) Trí Huệ Ba La Mật 

A. Mở Ðề 
Trong đạo Phật, hai tiếng vô minh được nhắc nhở đến luôn, vì chính vô minh là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của đau khổ của sanh tử luân hồi. Phật thường dạy: "Cái khổ của lạc đà, của lừa ngựa chở nặng mãn kiếp, cái khổ trôi lăn trong tam giới chưa gọi là khổ. Ngu si không trí huệ tin tưởng sai lạc, không biết hướng đi, cái ấy mới thật là khổ". 
Ngài còn dạy một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn: "Si là gốc của tội lỗi, Trí huệ là gốc của muôn hạnh lành". Chúng ta là Phật tử chúng ta không muốn gây tội lỗi để chịu quả khổ đau, chúng ta chỉ mong làm được các hạnh lành để hưởng phước quả và được giải thoát. Vậy tất nhiên chúng ta phải tu huệ, trì Trí huệ Ba la mật. 

B. Chánh Ðề 
I. Ðịnh Nghĩa 
Trí huệ là gì? "Trí" phiên âm chữ phạn là Phã na; "Huệ" phiên âm chữ Phạn là Bát nhã. "Trí" có nghĩa là quyết đoán; "Huệ" có nghĩa là giản trạch, Tự điển Phật học Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết Tục đế và Huệ là thông hiểu Chân đế".  
Cũng có thể nói: Trí là thể tánh sáng suốt trong sạch, Huệ là cái Diệu dụng xét soi tự tại. Trí huệ Ba la mật là thể tánh sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được.
  
II. Các Loại Trí Huệ 
Trí huệ như định nghĩa trên là trí huệ của đạo Phật, chứ không phải trí huệ phổ thông, thường dùng trong các sự học hỏi hiểu biết, suy luận hằng ngày trong đời. 
Theo triết học Phật Giáo, khả năng nhận thức có hai loại: Hiện lượng và tỷ lượng. 
1. Hiện lượng: Là sự nhận biết trực tiếp không cần qua trung gian suy luận. Hiện lượng lại chia làm hai: 
Chân hiện lượng, là nhận thức trực tiếp mà đúng. 
Tợ hiện lượng, Là nhận thức trực tiếp mà sai  
2. Tỷ lượng: Là sự nhận biết qua trung gian suy luận. Tỷ lượng cũng có hai thứ: 
Chân tỷ lượng, là lối hiểu biết bằng suy luận đúng đắn. 
Tợ tỷ lượng, là lối hiểu biết mà suy luận mà sai lầm. 
Hiện lượng của địa vị phàm phu rất kém cỏi và phần nhiều là tợ hiện lượng. Tỷ lượng của địa vị phàm phu lại còn kém cỏi hơn nữa và phần nhiều là tợ tỷ lượng. Ðứng về phương diện tính chất, Ðạo Phật chia trí huệ ra làm hai loại lớn là " Căn bản trí" và " Hậu đắc trí". 
1. Căn bản trí: Căn bản trí, là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn, nhưng vì bị phiền não che lấp, nên chưa phát chiếu ra được. Có thể so sánh căn bản trí như là một chất kim khí quí báu (vàng, bạc) đang ở trong trạng thái khoáng chất, nằm lần lộn với đá (phiền não vô minh) 
2. Hậu đắc trí: Hậu đắc trí, là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định v.v...Có thể so sánh Hậu đắc trí như chất kim khí (vàng, bạc) được lọc từ khoáng chất ra và không còn lẫn lộn với đất đá, bụi bặm nữa (phiền não, vô minh). 
Theo Duy thức học, sau khi đạt đến địa vị Giác ngộ, nghĩa là có được "Hậu đắc trí", thì tám thức chuyển thành bốn trí: 
Thức thứ tám, A lại da có tác dụng là chấp trí sanh mạng và chủng tử, được đạt đến địa vị vô lậu và biến thành "Ðại viên cảnh trí" (trí sáng như bức gương lớn và tròn đầy, tượng trưng cho biển cả chơn như). 
Thức thứ bảy, Mạt na có tác dụng là chấp ngã, biến thành "bình đẳng tánh trí" (trí có năng lực nhận thức cách bình đẳng, vô ngã của vạn pháp). 
Thức thứ sáu, Ý thức có tác dụng là phân biệt, biến thành "Diệu quan sát trí" (trí có năng lực quan sát thâm diệu). 
Năm thứ cuối (nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức) biến thành "Thành sở tác trí" (trí có năng lực nhận thức cùng khắp và thần diệu)
 
 
Xem thêm Phật học Phổ thông khóa 4 http://www.thuongson.net/phpt4.htm 

Ngũ đình tâm quán là gì ?


Ngũ đình tâm quánnăm phương pháp quán tưởng để dừng vọng tâm. Vọng tâm là căn bệnh chính làm cho con người phiền não khổ đau. Nó thúc đẩy người ta chạy theo ngũ dục, nó che lương tri, làm cho cái tâm vốn là sáng suốt trở nên tối tăm, không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là chính, đâu là tà, đâu là hay, đâu là dở. 
Muốn sự nhận định được sáng suốt, muốn cho lòng ta dừng đuổi theo ngũ dục mà phải phiền não khổ đau, ta phải tìm phương pháp chận đứng vọng tâm là quán tưởng. Quán là dùng trí huệ quán sát, phân tích hay suy nghiệm để tìm ra sự thật. Có năm phép quán để chận đứng vọng tâm, để đối trị năm chứng bệnh chính của tâm hồn chúng ta, là: 
 
a) Quán Sổ tức: để đối trị bệnh tán loạn của tâm trí 
b) Quán bất tịnh: để đối trị lòng tham sắc dục. 
c) Quán Từ bi: để đối trị lòng sân hận. 
d) Quán Nhân duyên: để đói trị lòng si mê. 
đ) Quán Giới phân biệt: để đối trị chấp ngã. 
 
Năm phép quán ấy gọi là "Ngũ đình tâm quán". Mỗi phép quán sẽ được trình bày rõ ràng cặn kẽ trong một bài giảng, theo thứ tự như đã trình bày ở trên. Sở dĩ chúng tôi để bài Quán Sổ tức đứng đầu trong năm phép quán, vì muốn đi sâu vào các phép quán, trước tiên, phải biết quán là gì, quán như thế nào, và phải có một tâm trí định tĩnh, không tán loạn. Muốn được thế, trước tiên phải tập quán Sổ tức. Khi quán Sổ tức đã thuần phục rồi, thì các thứ quán sau mới dễ có kết quả, nghĩa là mới có thể trừ diệt dần các tâm bệnh: tham, sân, si, mạn. 

(theo Phật hoc Phổ thông khóa số 4) 

Xem thêm Phật học Phổ thông toàn tập :
http://www.thuongson.net/vothuong.htm  
 

Thuyền Bát Nhã là gì ?

Thuyền Bát nhã ví như là sáu pháp Ba La Mật đưa người từ bờ mê đến bến giác, trong đó: 

Từ bi là thức ăn, 
Nhẫn nhục là nước uống, 
Tinh tấn là cánh buồm và chèo, 
Trì giới là bánh lái, 
Thiền định là la bàn và 
Trí huệ là đèn đuốc.
 
Sáu thứ ấy đều cần thiết cho người thủy thủ là hành giả, nếu thiếu một thứ , người thủy thủ sẽ gặp khó khăn trong công cuộc hành trình vạn dặm của mình.


Lục độ hay Sáu phép Ba la mật: Sáu phép tu này để đối trị sáu món "tệ" thông thường, nhưng rất nguy hiểm, vì chúng đã làm cho chúng sinh nhiều kiếp sanh tử luân hồi, chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ

Ðó là: 
a) Tham lam bỏn sen; 
b) Sân hận; 
c) Si mê; 
d) Biếng nhác, trễ nãi; 
đ) Hủy phạm giới luật; 
e) Tán loạn. 
 
Ðể chúng sanh thoát khỏi nanh vuốt ác độc của sáu món tệ này, đức Phật dạy sáu phép đối trị gọi là "Lục độ". Chữ "Ðộ" có nghĩa là cứu độ hay vượt qua. Lục độ gồm có: 
a) Bố thí: để khỏi cái tệ tham lam bỏn sen 
b) Nhẫn nhục: để khỏi cái tệ nóng nảy, sân hận 
c) Trí huệ: để khỏi cái tội si mê 
d) Tinh tấn: để khỏi cái tệ biếng nhác, giải đãi. 
đ) Trì giới: để khỏi cái tội hủy phạm giới luật. 
e) Thiền định: để khỏi cái tệ tán loạn. 
 
Vì dùng sáu phương pháp này để trừ sáu món tệ, nên kinh nói: "Dĩ lục độ, độ lục tệ". Bồ Tát theo sáu phương pháp này tu hành để vừa độ cho mình, vừa độ cho người, độ cho đến chỗ hoàn toán cứu cánh, nên cũng gọi là "sáu phép Ba la mật". 
 
Lục độ, hay sáu phép ba la mật được trình bày trong tập sách này: 
Bài thứ sáu, Bố thí và Trì giới 
Bài thứ bảy, Tinh tấn và Nhẫn nhục 
Bài thứ tám, Thiền định và trí huệ. 
 
Xét một cách tổng quát, thì dù là Ngũ đình tâm quán hay Lục độ, cái phần chính yếu của tập "Phật học Phổ thông", khóa thứ tư này, vẫn nhắm đối tượng là diệt trừ bốn món phiền não căn bản của con người là tham, sân, si, mạn. trừ được bốn món phiền não ấy, từ phần thô thiển cho đến phần sâu kín, từ nhành ngọn cho đến cội gốc, trừ bao giờ cho đến khi không thấy bóng dáng của chúng trong tâm ta nữa, thì khi ấy, con đường giải thoát tự nhiên lộ bày ra trước mắt chúng ta. 
 
Với hoài bão thiết tha ấy, chúng tôi biên soạn tập Phật học Phổ thông này, để trình bày với quý vị Phật tử và độc giả quý mến những phép tu mầu nhiệm để diệt trừ phiền não và tiến lên đường giải thoát. 

Phật học Phổ thông toàn tập http://www.thuongson.net/vothuong.htm
 
 

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Nhân duyên là gì ?

Quán Nhân Duyên

A. Mở Ðề 
Người đời, vì không hiểu sự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người lại nghĩ vũ trụ do một vị thần toàn trí, toàn năng tạo ra v.v... 
Theo Ðạo Phật thì vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi sự mọi vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được; trái lại, phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vât hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có. Vì thế, trong kinh Phật thường nói: "Chư pháp tùng duyên". 
Sự hiện hữu của loài hữu hình, hay nói riêng của loài người, cũng không ngoài công lệ ấy được. Muốn hiểu rõ một cách tường tận cái guồng máy của sự sanh tử luân hồi của kiếp người trong bể khổ trần gian, chúng ta cần phải học lý "Thập nhị nhân duyên". Sau khi hiểu rõ lý thập nhị nhân duyên, chúng ta lại còn phải tìm hiểu phương pháp để dứt trừ cái vòng lẩn quẩn sanh tử luân hồi nữa. 
Muốn hiểu và dứt trừ cái vòng sanh tử luân hồi, chúng ta phải học và thực hành pháp quán nhân duyên, mà chúng tôi xin trình bày trong bài giảng này.
 
B. Chánh Ðề 
I. Ðịnh Nghĩa 
Sao gọi là "Nhân duyên"? Nhân là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính đó là nhân, trực tiếp sanh ra một vật khác, như hạt lúa làm nhân sanh ra cây lúa. Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh cách trợ gíup trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành. Như phân, nước, ánh sáng, nhân công...là trợ duyên giúp cho hạt lúa được thành cây lúa. Vậy nhân duyên là chỉ cho các vật làm nhân cho nó mà cũng vừa là trợ duyên cho tất cả vật chung quanh nó. 
Chữ "Nhân duyên" lại có nghĩa thứ hai: Các vật đều là "nhân", các "nhân" đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác. Như vôi, gạch, ngói, gỗ v.v...là nhân, các nhân này duyên nhau (nương giúp) mà thành ra cái nhà. Vì các pháp trùng điệp nhiều lớp làm duyên cho nhau, mà thành ra vật thế này hay thế khác, nên trong kinh chép: "Chư pháp trùng trùng duyên khởi".
 
II. Thành Phần Của Nhân Duyên  
Ðoạn trên đã nói: "Các pháp do nhân duyên hòa hợp sanh". Vậy những nhân duyên gì sanh ra loài hữu tình", là những nhân duyên sau đây: 
1. Vô minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão tử. 
1. Vô minh có nhiều nghĩa và nhiều loại: 
a) Theo Ðại Thừa giải thích: "Không tỏ ngộ chân tâm gọi là vô minh" (Bất giác đệ nhất nghĩa đế, vị chi vô minh). 
b) Thông cả Ðại Thừa và Tiểu Thừa giải thích: "Hiểu biết các pháp không đúng như thật (hiểu sai lầm), nên gọi là vô minh" (Bất như thật tri chư đế lý, vị chi vô minh); như vô ngã mà chấp thật ngã, vô pháp mà chấp thật pháp v.v... 
c) Ngoài ra, còn những nghĩa thông thường như: vô minh là không sáng, tối tăm, mờ ám, si mê v.v... 
Vô minh, lại có khi để chỉ các phiền não như tham, sân, si. Xưa có người đến chùa hỏi: 
Thế nào là vô minh? 
Tổ sư trả lời: 
Quê mùa dốt nát đến thế, cũng đến chùa hỏi đạo lý ! 
Ông khách nổi giận, mặt mày đỏ bừng...Tổ sư nói tiếp: 
Vô minh là đó (chỉ cái sân), đó là vô minh. 
Vô minh có khi chỉ riêng cho Si tâm sở. Như nói "độc hành vô minh" hay "tương ưng vô minh" là đều chỉ riêng cho "si tâm sở": Khi nó khởi riêng một mình, hoặc chung cùng với phiền não, tham, sân v.v... 
Vô minh lại phân ra hai loại: căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Như trong mười hai nhân duyên, cái "vô minh" đầu là căn bản, vì nó là gốc sanh ra các vô minh sau; còn "ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh. Trong tứ hoặc, thì kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc là chi mạt vô minh; còn vô minh hoặc là căn bản vô minh. Trong ngũ trụ địa, thì kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa , sắc ái trụ địa và hữu ái trụ địa là chi mạt vô minh, còn vô minh trụ địa là căn bản vô minh. 
Nói chung lạu, tất cả phiền não, hoặc thô, hoặc tế của Ðại Thừa hay Tiểu Thừa, có tánh cách làm cho chân tâm bị ẩn, gương trí tuệ lu mờ thì gọi là vô minh. 
2. Hành là hành động , tạo tác. Do vô minh phiền não nổi lên, làm cho thân, khẩu, ý, tạo tác ra các nghiệp lành hay dữ nên gọi là "hành". 
3. Thức là thần thức, chỉ cho phần tinh thần. Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau. 
4. Danh sắc là thân thể. Trong thân thể người có hai phần: 
a) Phần tinh thần (tâm) chỉ có tên kêu gọi, chứ không có hình sắc nên gọi là "danh". 
b) Phần thể chất có hình sắc, nên gọi là "sắc". 
5. Lúc nhập, gọi nôm na là sáu chỗ vào. Khi đã có thân thể rồi, cố nhiên phải có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là chỗ của sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào, nên gọi là "lục nhập". 
6. Xúc là tiếp xúc. Trong sáu căn, ngoài sáu trần thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau, như mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với tiếng, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với ấm lạnh, trơn nhám, ý tiếp xúc với pháp trần. 
7. Thọ là lãnh thọ. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn, sướng hay khổ, hay cảnh bình thường. 
8. Ái là ưa muốn. Khi lãnh thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được, khi gặp cảnh khổ thì sanh tâm sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa, gặp cảnh binh thường thời si mê. Ðây là cái động cơ thúc đẩy thân, khẩu, ý, tạo tác các nghiệp. 
9. Thủ là giữ lấy, tìm cầu; nói rộng ra là các hành động tạo tác. Do gặp cảnh thuận thì tham cầu, gặp cảnh nghịch lại sân, si muốn xa lìa; mục đích là muốn tìm phương này kế nọ để bảo thủ cho được bản ngã của mình. Do đó mà tạo ra các nghiệp sanh tử. 
10. Hữu là có. Vì đời này đã có nhân lành hay dữ do mình tạo ra, thì đời sau quyết định phải "có" quả khổ hay vui mà mình phải thọ nhận. 
11. Sanh. Là sanh ra. Do "ái, thủ, hữu" làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên qia đời sau, phải sanh ra đời để thọ quả báo. 
12. Lão, tử. Là già, chết. Ðã có sanh ra, tất nhiên phải chịu các khổ già và chết v.v... 
Mười hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau, vừa làm quả cho nhân trước, vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt trong thời gian và làm cho chúng sinh phải mãi mãi xoay tròn trong vòng sanh tử.
 
III. Phương Pháp Quán  
Phương pháp quán mười hai nhân duyên có thể chia làm hai phần là: quán Lưu chuyển và quán Hoàn diệt. 
1. Quán lưu chuyển. Là quán sát trạng thái sanh khởi và luân lưu của mười hai nhân duyên. Sự quán sát này có ba loại: 
a) Quán sát, trạng thái sanh khởi của mười hai nhân duyên trong quá khứ xa xôi, từ vô thỉ. Từ vô thỉ, vì vô minh vọng động, làm cho bản tâm thanh tịnh phản uẩn khuất, như mây áng nên trăng mờ (vô minh), do đó, các vọng động từ từ sanh khởi (hành), thành ra có tâm (thức) và cảnh, đủ cả thế giới và chúng sinh (danh sắc); trong thân chúng sinh có sáu căn là chỗ của sáu trần thường pảhn ảnh vào (lục nhập), rồi căn, trần thường tiếp xúc (xúc) nhau sanh ra cảm thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa (ái), vì ưa mới giữ (thủ); do đó mà có (hữu) sanh (sanh) và già, chêt (lão, tử). 
Ðây là nói về trạng thái của mười hai nhân duyên từ vô thỉ, do vô minh vọng động, tạo tác mà có thế giới và chúng sinh, rồi cứ như thế, tiếp tục sanh khởi cho đến ngày nay, và mãi mãi về sau v.v... 
b) Quán sát trạng thái lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Ðây là quán sát sự xoay vần của mười hai nhân duyên trong thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến vị lai. Mười hai nhân duyên cũng như sợi dây chuyền có mười hai vòng, vòng này móc vào vòng kia, vòng kia móc vào vòng nọ, nối tiếp nhau không có mối manh, và liên quan cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng trong quá khứ vô minh và hành (căn bản vô minh) làm nhân, sinh ra quả hiện tại (thân đời này) là "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ"; quả hiện tại (thân đời này) trở lại tạo nhân (trong hiện tại) là "ái, thủ, hữu" (chi mạt vô minh); nhân hiện tại lại sẽ thành quả vị lai (thân đời sau) là "sanh, lão, tử). Nói tóm lại, do mê hoặc (vô minh) nên tạo nghiệp (hành), vì tạo nghiệp nên chịu quả khổ, nhân chịu quả khổ, rồi lại mê hoặc tạo nghiệp v.v...nhân sanh quả, quả lại sanh nhân, nối tiếp trong ba đời, quanh quẩn trong sáu đường sanh tử luân hồi, như cái bánh xe lăn tròn trên sợi dây. Chỉ có khác là bánh xe thật thì chỉ có một cái và biến đổi rất chậm chạp; còn bánh xe mười hai nhân duyên thì vừa chạy tới mà vừa biến đổi, luôn luôn hoại và thành, thành và hoại...liên tiếp trong ba đời; quá khứ, hiện tại và tương lai. 
c) Quán sát sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong một niệm của hiện tại. Nếu lấy một khoảng thời gian ngắn trong hiện tại để quán sát, hành giả cũng có thể thấy được sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên, chứ không cần phải quán sát ba đời. Nhưng khi đối cảnh, không rõ các pháp đều là lưu chuyển (vô minh) mà khởi vọng niệm (hành) phân biệt (thức) các cảnh vật (sắc); rồi trần cảnh lại phản ảnh vào căn (lục nhập), căn lại tiếp xúc (xúc) với trần, sanh ra lãnh thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa muốn (ái), tím cầu (thủ), do đó tạo ra các nghiệp (hữu) rồi theo nghiệp thọ quả báo (sanh, lão, tử). 
Phân tách ba pháp quán trên, hành giả sẽ rút ra những nhận xét sau đây: 
Trong mười hai nhân duyên, có hai nhóm làm nhơn và hai nhóm làm quả: Một nhóm nhân quá khứ (gồm có vô minh và hành) và một nhóm nhân hiện tại (gồm có sanh, lão, hữu). 
Về phía quả, thì có một nhóm quả hiện tại (gồm có thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) và một nhóm quả vị lai (gồm có sanh, lão tử). 
"Vô minh, hành" là căn bản vô minh, "ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh. Có thể nói "vô minh, hành" là cái biệt hiệu của "ái, thủ, hữu", còn "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ" là cái dị danh của "sanh, lão, tử". Nói như thế là vì, nếu ta đổi qua tráo lại, sẽ thấy rõ: trong "ái, thủ, hữu", có "vô minh và hành", còn trong "sanh, lão, tử" có "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ". 
Vô minh thuộc về "hoặc"; hành thuộc về "nghiệp"; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thuộc về "khổ"; ái thuộc về "hoặc"; thủ, hữu thuộc về "nghiệp"; sanh, lão, tử thuộc về "khổ".
 
HOẶC 
   Khổ Nghiệp 
Xem bản đồ: 
12 nhơn duyên liên quan 3 đời nhơn quả 
1. NHƠN (quá khứ)  1. Vô minh (hoặc) 
2. Hành (nghiệp 
Căn bản vô minh (có ái thủ, hữu) 
2. QUẢ (hiện tại) 
1. Thức 
2. Danh sắc 
3. Lục nhập 
4. Xúc 
5. Thọ 
(khổ) Thân hiện tại 
3. NHƠN (quá khứ) 
1. Ái (hoặc) 
2. Thủ (nghiệp) 
3. Hữu 
Chi mạt vô minh (có vô minh, hành) 
2. QUẢ (vị lai) 
1. Sanh 
2. Lão, tử (khổ) 
Thân vị lai 
2. Quán hoàn diệt. Là quán sát sự tiêu diệt của mười hai nhân duyên. Có hai cách quán: 
a) Diệt vô minh gốc rễ (căn bản vô minh). Trong phần quán sát trên, hành giả đã thấy rõ: do vô minh mà có hành, do hành mà có thức v.v...Vậy thì bây giờ, nếu ta diệt vô minh, thì hành sẽ bị diệt, hành bị diệt thì thức cũng không có v.v...Hay nói một cách khác: do "mê hoặc" nên tạo "nghiệp", do tạo nghiệp nên mới chịu quả "khổ". Vậy muốn hết khổ, lẽ tất nhiên là phải diệt nghiệp, muốn dứt nghiệp trước phải trừ vô minh. 
Trừ căn bản vô minh có hai cách: 
Ðối với các bậc Ðại Thừa Bồ Tát, vì thấy rõ thể tánh chân tâm do vô minh vọng động mà có thế giới chúng sinh, ngã và pháp, nên các Ngài dùng trí Bát nhã phá trừ "sinh tướng vô minh", để trở lại với bản thể chân tâm. Khi đã ngộ được chân tâm rồi, thì tất cả sanh tử luân hồi đều hết. Như trong Bát nhã Tâm kinh có chép: "Ngài Quán tự tại Bồ Tát khi đi sâu vào trí Bát nhã Ba la mật đa rồi, thì thấy tất cả năm uẩn đều không, nên khỏi các điều khổ ách...". Hay như trong kinh Lăng Nghiêm có chép: "Ðối với người tỏ ngộ được chơn tâm, thì mười phương thế giới đều tiêu hết". 
Ðối với người không thể phá trừ ngay được căn bản vô minh để trực ngộ chân tâm, thì phải lần hồi trải qua vô số kiếp tu hành, khi đến địa vị Ðẳng giác, dùng trí Kim cang phá trừ được "sanh tướng vô minh", mới chứng quả Diệu giác (Phật ). 
b) Diệt vô minh ngành ngọn (chi mạt vô minh). Ðối với hàng phàm phu và Tiểu Thừa, căn cơ thấp hẹp, thì không thể trực tiếp phá trừ vô minh gốc rễ như hai bậc trên, mà chỉ có thể phá trừ vô minh ngành ngọn là "ái, thủ, hữu". Khi ngành ngọn đã bị chặt rồi, thì gốc rễ dần dần bị tiêu diệt, như bụi tre mà bị xắn hết cả măng, thì sẽ phải tàn rụi. 
Diệt trừ vô minh ngành ngọn cũng gồm hai phương diện. 
Quán lý: Là dùng lý lẽ để nhận thấy rằng các pháp chỉ do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, chứ không có thật (không hữu); bởi không có thật, nên không nên tìm cầu chấp thủ (không thủ). Ðã không chấp thủ, thì cũng không tham muốn (không ái). Nghĩa là bắt đầu quán "hữu", rồi đến "thủ", rồi cuối cùng là "ái". Nếu ba cái nhân này không có, thì cái quả "sanh, lão, tử" cũng chẳng có. 
Quán sự: Là y theo sự tướng mà quán sát rồi thực hành. Hành giả bắt đầu quán "ái" trước, rồi đến "thủ" và "hữu". Kinh chép: "Hữu ái sinh ưu, hữu ái sinh úy, vô sở ái nhạo hà ưu hà úy?". nghãi là: Bởi có tham muốn thì có lo sợ. Vì khi đối cảnh, sanh tâm tham muốn (ái), nên mới tạo tác ra các nghiệp (thủ), do đó phải chịu sanh tử luân hồi (hữu). Bấy giờ, nếu đối cảnh không tham ưa (không ái), thì chẳng tìm cầu chấp thủ ( không thủ), vì không chấp thủ nên chẳng có sanh tử luân hồi (không hữu). Cũng như trong kinh Lăng nghiêm Phật dạy: "..Chỉ khi các ông đối cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt, thì tham, sân, si chẳng khởi; tham, sân, si không khởi thì sát, đạo, dâm, vọng không sanh...". 
Tóm lại, mê hoặc hết (ái) thì nghiệp chẳng có (thủ), nghiệp không thì khổ chẳng còn (hữu). 
Trong bốn cách trừ vô minh, chỉ có pháp "quán sự" này dễ dàng và thiết thật nhất, lại hợp với căn cơ của người tu hành hiện tại.
 
IV. Hiệu Quả Của Pháp 12 Nhân Duyên  
Hành giả sau khi thành tựu pháp quán mười hai nhân duyên này, thì sẽ trừ được tâm si mê là nguyên nhân chính của khổ đau và luân hồi của chúng sinh. Ðức Phật thường bảo: "Sự khổ ở tam đồ chưa hẳn là khổ, chỉ có người thiếu trí huệ mới là khổ thôi". Xem thế thì đủ biết trừ được tâm si mê và làm cho trí huệ được phát chiếu là một điều quan trọng bậc nhất của kẻ tu hành. 
Hơn nữa, hành giả còn nhờ pháp quán mười hai nhân duyên này mà sẽ chứng được quả Duyên giác. Khi Phật chưa giáng sinh, cũng có nhiều vị tu hành nhờ quán sát sự sanh hóa của vũ trụ mà được ngộ đạo. Những vị ấy người ta thường gọi là Ðộc giả, nghĩa là tự nghiên cứu một mình mà được giác ngộ. Ðến khi Phật giáng sinh, chỉ dạy pháp quán nhân duyên nhiều người y theo pháp quán này tu hành mà được giác ngộ, nên gọi là "Duyên giác" (nghĩa là những vị giác ngộ nhờ quán mười hai nhân duyên). 
Chỗ giải thoát của quả vị Duyên gíac và A La Hán đều giống nhau, nhưng về trí huệ và thần thông thì quả Duyên giác cao hơn quả A La Hán. 
Sau đây là một thí dụ về sự thành tựu pháp quán mười hai nhân duyên của hai vị đại Ðệ tử của đức Phật Thích Ca , là Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên, lượt thuật theo kinh Nhân quả: 
Ở thành Vương xá, có hai người Bà la môn rấy thông minh trí huệ, một người tên là Xá Lợi Phất và một người tên là Mục Kiền Liên. Hai người đều tu theo ngoại đạo, có trên một trăm Ðệ tử , và có hứa hẹn với nhau rằng, nếu ai nghe được pháp mầu trước, thì phải chỉ dạy lại cho người kia. 
Một hôm, ông Xá Lợi Phất đi đường, được nghe một vị Ðệ tử của Phật là Tỳ kheo A Xá Bà Kỳ, giảng giải về đạo lý nhân duyên và tóm tắt lại trong một bài kệ như sau: "Cội gốc của tất cả pháp là nhân duyên sinh, không ai làm chủ, nếu ai hiểu được pháp này, thì chứng được đạo chân thật" 1. 
Khi nghe xong, ông Xá Lợi Phất liền xa lià trần cấu, chứng được đạo quả thanh tịnh. 
Lức trở về, ông Xá Lợi Phất giảng nói lại cho ông Mục Kiền Liên nghe. Ông này nghe xong, cũng chứng được đạo quả. Hai ông này liền đem 200 Ðệ tử của mình, đến xin Phật cho xuất gia làm Ðệ tử.
 
C. Kết Luận 
Ðể độc giả có một ý niệm chung về bài giảng này và dễ nhớ, chúng tôi xin tóm tắt những yếu điểm sau đây: 
A. Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác. Ðó là lý nhân duyên sanh, hay trùng trùng duyên khởi. Riêng về loài hữu tình như kiếp người chẳng hạn, thì do mười hai nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Tùy theo cái tác dụng của nó mà mười hai nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là: hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết qủa). 
B. Muốn dứt trừ chuỗi sanh tử dài trong biển khổ đau của cõi tục, phải quán mười hai nhân duyên. Pháp quán này có hai phần là quán lưu chuyểnquán hoàn diệt
1. Quán lưu chuyển. là quán hiện tượng sanh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên từ vô minh, hành, thức..đến lão, tử. trong khi quán lưu chuyển hành giả có thể chỉ quán sát sự sanh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên trong quá khứ, trong hiện tại hay cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 
2. Quán hoàn diệt. Là quán theo phương pháp làm cho mười hai nhân duyên phải tiêu diệt. Có hai pháp quán hoàn diệt: 
a) Một pháp dành cho những bậc đại căn trí, như hạng Ðại Thừa Bồ Tát, đó là pháp "diệt căn bản vô minh". 
b) Một pháp dành cho những người căn cơ thấp thỏi như chúng ta, đó là pháp "diệt chi mạt vô minh". 
Pháp quán sau đây lại chia ra làm hai là quán lý và quán sự: 
Quán lý: là quán các pháp không thật có (hữu) nên không chấp thủ (thủ); bởi không chấp thủ nên không tham ái (ái). 
Quán sự: là áp dụng cái lý đã quán ở trên trong hoàn cảnh thực tại: Hành giả phải cố gắng thực hiện sao cho khi đối cảnh không khởi tâm tham ái (ái), nhờ không tham ái mới không tạo ác tìm cầu (thủ); do không tìm cầu nên không có (hữu) thọ quả sanh tử về sau. 
Hành giả thành tựu được pháp quán mười hai nhân duyên này thì sẽ dứt trừ được vô minh, thoát khỏi sanh tử và chứng được quả vị Duyên giác. 
Cầu mong cho quí vị độc gỉa thấu hiêu được chân giá trị của pháp quán này và tinh tấn tu hành để đạt được quả vị qúy báu nói trên. 
Ghi Chú: Có chỗ nói bài kệ như vầy: 
"Chư pháp tùng duyên sanh, diệc tùng nhân-duyên diệt, 
Ngã- Phật Ðại Sa-Môn, thường tác như thị thuyết". 
Dịch nghĩa: 
Các pháp do nhân-duyên, cũng do nhân-duyên diệt, 
Ðức Phật của chúng ta, thường dạy nói như vậy. 
Theo Ðại Thừa thì bài kệ về nhân-duyên như vậy 

Theo Phật học Phổ thông khóa 4