Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Ăn chay trong kinh điển Phật giáo đại thừa


Phải nói ngay rằng, trong tất cả kinh điển Đại thừa, không có một kinh nào Đức Phật cho phép ăn thịt. Không những vậy, Đức Phật còn nói rõ việc ngăn cấm ăn thịt. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì chính từ kinh điển Đại thừa, Đức Phật công bố rõ ràng rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng, vì đều có Phật tánh (tức là tính giác) và đều sẽ giác ngộ trong tương lai: "Ta là Phật đã thành, và chúng sinh là Phật sẽ thành."

Chúng ta hãy xem một đoạn nói về sự ăn thịt trong kinh Lăng Già (Lankavatara): Ngài bảo: "Có thể có một số tín đồ của Ta còn u tối sau khi Ta nhập diệt, không biết được lời dạy và sự dạy của Ta và có thể kết luận sai lầm rằng Ta cho phép họ ăn thịt và rằng chính Ta cũng ăn thịt. Điều này hẳn là sai lầm. Vì làm sao mà những người đang trú trong một cái tâm từ bi, tu tập khổ hạnh và cố gắng theo con đường Đại thừa lại có thể bảo những người khác ăn thịt thú vật? Quả thực, Ta đã từng đưa ra những luật tắc về sự ăn chứ không về sự ăn thịt, mười điều phải tránh và ba điều được chấp nhận. Nhưng trong Lăng Già này cũng như trong các kinh Tượng Nhiếp (Hastikashiya), Bao Vân, Niết Bàn (Nirvàna) và Chỉ Man (Angulimàlika), ăn thịt là tuyệt đối bị cấm. Không phải chỉ trong quá khứ mà cả trong tương lai và hiện tại, tất cả các tín đồ của Ta phải kiêng thịt thú vật dù thịt ấy đã được làm bằng bất cứ cách nào. Nếu có ai tố cáo rằng chính Ta đã ăn thịt và cho phép những kẻ khác ăn thịt thì kẻ ấy chắc chắn phải bị sinh vào cõi khổ. Những người thánh thiện từ chối mà không ăn cả đến thức ăn của người bình thường huống chi là ăn thịt! Thức ăn của chư vị ấy là thức ăn chân lý (Dharmàhàra - Pháp thực); Pháp thân của Như Lai được phù trợ bằng thức ăn ấy."
Sau đây là những lý do không ăn thịt được Đức Phật nói ra trong kinh này:
 1. "Tất cả chúng sinh từ xưa đến nay, lần lượt theo nhân duyên làm lục thân quyến thuộc với nhau, suy nghĩ thịt này là người thân kiếp trước của mình, do đó không nên ăn thịt.
2. Thịt lừa, la, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú v.v... vì nhiều hàng thịt bán lẫn lộn, do đó không nên ăn thịt.
3. Như thợ săn, đồ tể, cầm thú ngửi mùi họ liền sanh kinh sợ, chó thấy oán ghét sủa vang, do đó không nên ăn thịt.
4. Vì khiến người tu hành chẳng sanh khởi từ tâm, do đó không nên ăn thịt. Phàm phu ham thích hôi thúi bất tịnh, có tiếng tăm xấu xa, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người trì chú chẳng thành tựu, do đó không nên ăn thịt.
5. Vì người sát sanh thấy hình súc sinh khởi thức phân biệt, ham đắm mùi vị, do đó không nên ăn thịt. Kẻ ăn thịt bị chư Thiên chê bỏ, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến miệng hôi hám, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người có nhiều ác mộng, do đó không nên ăn thịt.
6. Vì đến chỗ rừng hoang vắng lặng, cọp sói ngửi được mùi hương gây sự nguy hiểm, do đó không nên ăn thịt. Vì làm cho ăn uống thất thường, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người tu hành chẳng sanh chán lìa, do đó không nên ăn thịt. Ta thường nói rằng: Khi muôn ăn uống, nên nghĩ đây là thịt của con mình hoặc nghĩ là thuốc độc, do đó không nên ăn thịt. Cho Phật tử ăn thịt là không có chỗ đúng.
7. Lại nữa, Đại Huệ ! Xưa kia có vua tên Sư Tử Đô Đà Ta, ăn đủ thứ thịt, dần dần cho đến ăn thịt người, dân chúng chịu không nổi, tụ tập mưu phản, vua liền bị lật đổ, người ăn thịt có lỗi như thế, do đó không nên ăn thịt.
8. Lại nữa, Đại Huệ! Những người sát sanh vì ham tài lợi mà sát sanh buôn bán cá thịt, bọn ngu si ăn thịt chúng sanh; dùng tiền làm lưới mà bắt lấy các thứ thịt. Người sát sanh ăn thịt, hoặc dùng tài vật, hoặc dùng câu lưới bắt lấy những chúng sanh bay trên trời, lội dưới nước và đi trên bờ, đủ thứ giết hại, mua bán cầu lợi, gieo nhân chịu quả, sẽ thọ ác báo. Đại Huệ! Ta dạy Phật tử nên dùng Pháp thực, không dạy ăn thịt, cho đến không mong cầu, không nghĩ tưởng đến những cá thịt, do nghĩa này không nên ăn thịt.
9. Đại Huệ! Ta có khi phương tiện nói Giá Pháp, cho ăn năm thứ tịnh nhục hoặc là mười thứ, nay ở kinh này xóa bỏ tất cả phương tiện, bất cứ lúc nào, chủng loại nào, phàm thuộc loài thịt chúng sanh, thảy đều đoạn dứt. Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác còn chẳng ăn phi thời và tạp thực, huống là ăn thịt cá ư? Tự không ăn cũng chẳng bảo người khác ăn. Dùng tâm Đại bi dẫn đầu, xem tất cả chúng sanh như con một của mình, do đó chẳng ăn thịt con"(1).

Theo như trên, hẳn Đức Phật đã dùng pháp phương tiện cho phép tín đồ Phật giáo ăn thịt nếu như họ không thấy, không nghe con vật bị giết và không bị đặc biệt giết để cho họ ăn. Trong kinh này, Phật đã xác nhận điều đó và hủy bỏ mọi pháp phương tiện đã ban hành từ trước.
Cũng trong kinh Lăng Nghiêm, Phật lại một lần nữa nói lên việc ngăn cấm ăn thịt. Chúng ta hãy nghe lời Ngài:
 "Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành tựu đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo Vô thượng, sau khi Ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ đề...
 "... Cac ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam ma địa, nhưng đều là giống La sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi.
 "Ngươi dạy người đời tu Tam ma địa, phải dứt trừ sát sanh, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật!
 "A Nan! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ kheo trong sạch và chư Bồ tát, đi trong đường tẻ còn chẳng dẫm lên cỏ, huống là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng Đại bi lại ăn thịt chúng sanh?
 "Nếu Tỳ kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang giày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ... thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ kheo này nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào ba cõi. Tại sao? Vì những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, ngươi mà đối với thân thể của chúng sinh đều chẳng ăn chẳng mặc, ta nói người này là chơn giải thoát"(2).
 Trước khi Phật Niết bàn, Ngài cũng nói: "Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình. Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả các thứ thịt"(3). 

Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam chúng ta, khi nói đến ăn chay là ăn những chất thanh tịnh, không ăn thịt cá và các thứ cay nồng thuộc loại ngũ vị tân (hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ). Nếu dùng cá thịt và ngũ vị tân, người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ "chay" nguyên ủy vốn là chữ “trai”, có nghĩa là thanh tịnh.
Chữ Trai còn có nghĩa là thời thực, tức là ăn trước giờ Ngọ, nếu ăn quá ngọ gọi là phi thời thực. Thời đại Phật giáo Nguyên Thủy và thời đại Bộ phái Phật giáo, Trai thực là chỉ bữa ăn trước giờ Ngọ. Thời đại Phật giáo Phát triển tức Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Bắc tông, phát khởi từ ý tưởng từ bi không giết hại sinh mạng chúng sinh, Trai thực chuyển sang nghĩa Tố thực. Tố thực nghĩa là không ăn thịt. Giờ đây nói ăn chay, trì trai là theo nghĩa này.
Đối nghịch với chữ ăn chay là ăn mặn. Ăn mặn ở đây không có nghĩa là ăn muối nhiều mà là "ăn mạng" để chỉ sự ăn sinh mạng các loài động vật. Lâu ngày người ta nói trại ra thành ăn mặn, hay cũng là để tránh chữ ăn mạng (chúng sinh), nghe không được thoải mái.
Đối với người Hoa Kỳ, những người ăn chay gọi chung gồm hai loại là vegetarian và vegan. Từ ngữ vegetarian dùng để chỉ những người không ăn thịt các loài động vật. Thịt động vật được họ định nghĩa là thịt các loài sinh vật có cảm giác và tự cử động được, tức là các sinh vật biết đi, biết bò, biết cọ quậy, biết bay và biết bơi. Nhưng họ có thể ăn trứng và uống sữa. Còn vegan là những vegetarian không ăn trứng, không uống sữa và các thực phẩm làm bằng sữa như bơ, phó mát; tóm lại, vegan không dùng bất kỳ chât gì được lấy ra từ cơ thể loài vật
.


(1) Tỳ kheo Thích Duy Lực, Kinh Lăng Già, GHPGVN xuất bản năm 1994, trang 239-241.
(2) Tỳ kheo Thích Duy lực, Kinh Lăng Nghiêm, Từ Ân Thiền Đường xuất bản năm 1991, trang162-163.
(3) Tỳ kheo Thích Trí Tịnh, Kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển 1, tịnh xá Minh Đăng Quang xuất bản năm 1990, trang 137-138.

Tâm Diệu
(Theo Quan điểm về ăn chay của đạo Phật, Tâm Diệu biên soạn)

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Các bài thuyết pháp

Ý như vạn sự : 
http://www.nghephapam.com/thich-giac-dang/y-nhu-van-su--phat-that-63_304.html 

Niệm chết : 
http://www.phatam.com/video/thich-giac-dang/niem-chet-tt-thich-giac-dang-video_06c3c883c.html 

Các bài thuyết pháp của Thượng tọa Thích Trí Chơn - Trụ trì chùa Khánh An - Tp. HCM : 
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Singer,504 

Các bài thuyết pháp của Thượng tọa Thích Giác Đăng : http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Singer,513

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Đại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập chùa Hiệp Minh (Đàn Tiên Cái Khế)

Ngày 25 tháng 10 năm Tân Mão (nhằm ngày 20 tháng 11 năm 2011)


 CHƯƠNG TRÌNH
eeee


8:00 :       Tiếp nghinh đại biểu, quan khách.








9:00 :       Nghi thức khai mạc :
-        Tuyên bố lý do 




 -        Chào cờ: - quốc ca
- Đạo ca 

-        Giới thiệu đại biểu
-        Dâng hoa danh dự

 -        Diễn văn khai mạc
 9:30 :       Giới thiệu “Lược sử chùa Hiệp Minh (Đàn Tiên Cái Khế)”
 http://dantiencaikhe.blogspot.com/2011/11/luoc-su-chua-hiep-minh-tien-cai-khe.html 

-        Sơ lược hoạt động của chùa Hiệp Minh
-        Khen thưởng



-        Phát biểu của các cấp chính quyền, đoàn thể 

-   Nhận hoa, quà mừng Đại Lễ 








-        Đạo từ của Ban Đại diện Phật Giáo Quận Ninh Kiều, Ban Trị Sự Phật Giáo TP. Cần Thơ.
-        Ban Hộ Tự chùa Hiệp Minh tiếp thu ý kiến và đạo từ.

-        Tặng Kỷ niệm chương cho quý vị đại biểu và quan khách .

11:00 :     Nghi thức bế mạc 
            -        Tham quan cơ sở thờ tự 






-        Dùng tiệc chay thân mật





HOÀN MÃN

















Ban Tiếp Tân
Bàn kinh sách Phật Giáo
Giai đoạn chuẩn bị