Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Mục đích niệm Phật




Không phải tất cả hành giả niệm Phật đều có chí nguyện vãng sanh. Có một số người niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng một số khác lại niệm Phật cầu phước báo, niệm Phật để cho tâm bình an, niệm Phật để thiết lập chánh niệm, niệm Phật để nhiếp tâm trừ vọng tưởng, niệm Phật để thành tựu chánh định, niệm Phật để khai ngộ, niệm Phật để gieo chủng tử Phật vào tâm thức, niệm Phật để thành Phật. Một số người có mục đích niệm Phật tầm thường hơn: niệm Phật để được Phật gia hộ, niệm Phật để được Phật thương tưởng, niệm Phật để Phật chấm công mà rước về Cực lạc. Một số khác niệm Phật để quên những chuyện buồn, những phiền não khổ đau trong lòng, niệm Phật để chạy trốn những khó khăn, chạy trốn thực tại bất như ý v.v…
Dù niệm Phật với mục đích nào cũng đáng khích lệ. Bởi vì nếu có niềm tin, có sự hành trì tinh tấn đều đạt được những thành tựu, lợi ích. Tuy nhiên, muốn có được nhiều giá trị từ pháp môn Niệm Phật thì việc xác lập mục tiêu và phương pháp hành trì, chọn lựa những cách thức phù hợp với căn cơ, trình độ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tu tập là điều cần thiết.
Phải xác định rõ vì sao mình niệm Phật, mục đích niệm Phật của mình là gì để có sự dụng tâm, dụng công phù hợp. Cũng như người đi đường phải xác định rõ mục tiêu mình đang hướng đến để chọn cho mình con đường thích hợp, để mang theo những hành trang cần thiết giúp mình đi đến đích. Nếu không chọn đúng con đường vừa nhanh, vừa an toàn, vừa dẫn mình đi đến nơi cần đến, không trang bị cho mình những thứ cần thiết trên đường đi thì có thể mình sẽ bị lạc đường hoặc là chậm đến đích, mà cũng có thể không đến đích. Ví dụ niệm Phật vì cầu vãng sanh thì phải có đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh. Nếu chỉ có Tín và Hạnh, hành giả có thể đạt được nhất tâm, có thể thành tựu chánh định, nhưng khó có thể vãng sanh vì không có chí hướng vãng sanh.
Khi xác định rõ mình niệm Phật để cầu được vãng sanh thì phải trang bị cho mình đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh và một số điều kiện hỗ trợ cho chánh nhân niệm Phật, chẳng hạn như trì trai, giữ giới, làm phước, bố thí, phóng sanh. Phải chọn cho mình phương pháp hành trì phù hợp với căn cơ trình độ của mình, phù hợp với sức khỏe, điều kiện, hoàn cảnh sống và tu tập, như trì danh niệm Phật hay quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật; sắp xếp thời gian niệm Phật ở giai đoạn đầu, giữa, cuối nhiều ít như thế nào; ăn chay kỳ hay ăn chay trường; thọ trì những giới pháp nào; tùy khả năng mà tu tạo công đức phước báo để trợ duyên như thế nào (Về chánh nhân và trợ duyên niệm Phật, hành trang Tín, Nguyện, Hạnh, các phương pháp niệm Phật…nên xem các kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và các bộ luận, sớ thuộc tông Tịnh Độ).
Có rất nhiều điều hành giả tu niệm Phật cần lưu ý. Người mà gia đình đang gặp phải khó khăn trong đời sống, rơi vào hoàn cảnh bế tắc chưa tìm được hướng giải quyết, nếu không đoái hoài mọi việc, cứ mặc tình chuyện gì xảy đến, ai ra sao mặc ai, chỉ biết suốt ngày niệm Phật, bỏ mặc bổn phận, trách nhiệm của mình, muốn niệm Phật để tìm quên những buồn phiền, đau khổ, trốn tránh, không muốn đối mặt hoàn cảnh khó khăn, hoặc niệm Phật để cầu Phật giúp đỡ, bảo bọc, chở che hay giải quyết giúp những khó khăn cho mình, như thế là đã đi sai con đường, đã dụng tâm và dụng công chưa đúng, chẳng những không đạt được kết quả mà còn rơi vào tình trạng bế tắc. Bởi chúng ta không thể chạy trốn nhân quả. Những gì xảy đến cho chúng ta không phải là vô duyên vô cớ, nó là nhân là duyên do chúng ta tạo ra trong quá khứ đời trước hoặc đời này, chúng ta không thể trốn chạy, mà chỉ có thể dùng nhân, dùng duyên để chuyển hóa nó hoặc nhìn nó dưới ánh sáng tuệ giác, thấy nó là vô ngã không có thật tướng, thật thể (Muốn có tuệ giác giác ngộ hành giả phải có công phu tu tập Giới, Định, Tuệ hoặc thành tựu niệm Phật tam muội).
Nếu hành giả niệm Phật với dụng tâm sai, thực hành không đúng phương pháp, dùng phương tiện không thiện xảo (khéo léo), niệm Phật như thế sẽ không có kết quả. Khi không thấy kết quả như mình mong đợi sẽ mất niềm tin nơi pháp môn mình đang hành trì, mất tín tâm mà không biết nguyên nhân do mình tu không đúng.
tinh-do3.jpg
Hành giả niệm Phật
Nếu dành thời gian cho việc niệm Phật để tâm định tĩnh, sáng suốt trước những sự việc, biến cố không may, thì nhờ đó mà mình bớt khổ, bớt não; hoặc khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc mà mình biết niệm Phật để có được sự bình tâm, tỉnh trí, nhờ nhiếp tâm vào câu niệm Phật mà tâm an ổn, trí sáng suốt, từ đó có thể tìm ra những giải pháp làm thay đổi hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. Nhờ tâm an định, trí sáng suốt, hành giả nhìn thấy rõ vấn đề đang đối mặt là gì, nguyên nhân sanh ra những vấn đề đó nằm ở đâu và cách giải quyết nó. Từ đó hành giả chủ động giải quyết nhưng trên tinh thần tùy duyên, không miễn cưỡng, gượng ép, không cố chấp, làm hết sức mình, hết khả năng mình, nhưng làm trên tinh thần duyên sanh nhân quả, phù hợp với quy luật duyên sanh nhân quả.
Không nên niệm Phật với tâm cầu Phật gia hộ cho mình bình an. Bởi vì nếu tâm không thanh tịnh, vọng niệm điên đảo, phiền não tham sân si dẫy đầy (thương, ghét, tham muốn, giận hờn, đố kỵ, oán thù…) thì không thể nào có sự bình an được, dù niệm Phật ngày đêm cũng khó có sự cảm ứng, làm sao Phật gia hộ cho mình an được? Phật và ta không phải là một, cũng không phải khác. Phật không phải ngoài ta, cũng không phải trong ta; không phải ở xa, cũng không phải ở gần. Khi tâm là tâm Phật (thanh tịnh, sáng suốt) thì Phật hiện, tâm không cầu mà có Phật, vắng bóng phiền não, vọng tưởng đảo điên thì tâm tự bình an mà không cần ai gia hộ.
Không nên niệm Phật với ý niệm cầu Phật đưa lối dẫn đường hoặc giải quyết giúp mình những khó khăn trong đời sống. Nên niệm Phật để lòng bình an, tâm định tĩnh, sáng suốt, từ đó trí tuệ soi sáng cho hành giả tháo gỡ được những vướng mắc, khó khăn, khai thông những bế tắc gặp phải trong đời sống. Tùy nhân quả, nghiệp duyên mà việc làm của mình có thành tựu hay không, những vấn đề mình gặp phải có giải quyết được hay không dù mình đã cố gắng, tuy nhiên nếu tâm an ổn, trí sáng suốt thì mình vẫn thấy bình an, vẫn không khổ, không não, hoặc ít khổ, ít não. Nếu thành tựu được niệm Phật tam muội thì mọi vấn đề chẳng còn là vấn đề nữa.
Người niệm Phật phải có niềm tin chân chính, đúng đắn, phải căn cứ vào lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong các kinh và những lời khai thị dựa trên kinh nghiệm của chư vị Tổ sư, các bậc thiện hữu tri thức mà thực hành, không nên tu tập theo niềm tin, theo hiểu biết, suy luận của riêng mình. 
Phan Minh Đức (theo báo Giác ngộ)

Ý nghĩa của Thập chú



1/ NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
Namo Buddhaya, namo Dharmaya, namo Sanghaya. Namo Avalokitesvaraya bodhisattvaya mahasattvaya, maha karunikaya. Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CINTAMANI, MAHA PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA. OM PADMA, CINTAMANI, JVALA HUM. OM VARADA, PADME HUM.

Âm Hán:
Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha:
 Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế, rô rô (rô rô), để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia. Nam mô Avalôkitê sờ va ra gia, bô đi sát toa gia, ma ha sát toa gia, ma ha ka ru ni ka gia. Tát gia tha: Ôm cha kờ ra, vạc ti, chin ta ma ni, ma ha pát ma, ru ru, ti shờ ta, gioa la, a các sa gia, hum, phat, xóa ha. Om pát ma, chin ta ma ni, gioa la hum. Ôm va ra đa, pát mê hum.

Nghĩa: 
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
 Con xin quy mệnh với Đức Chuyển luân vương như ý bảo châu đại liên hoa là Bậc đã xa lìa Nội Trần và Ngoại Trần. Con xin an trụ theo ánh lửa rực rỡ của Ngài để thỉnh triệu Chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Chúng, Tám Bộ Trời Rồng, Chư Vị Hộ Pháp nhắm giúp cho con phá bại Tâm vị ngã, phát khởi Tâm bồ đề, thành tựu cát tường.
Xuất Xứ: Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh. Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi Bổ Tát La nơi Bồ tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.
2/ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ  
Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha: 
OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.

Âm Hán 
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.
  
 Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni. Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từ Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni  Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.
3/ CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI
Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya.
OM SIDDHI, HOH DHURU, SUDHURU, GARJA, GARBHA, SADHARI, PURNI, SVAHA.

Âm Hán
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia.
Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Ôm sít đi, hô đu ru, xu đu ru, gạc gia, gạc ba, xát đa ri, puộc ni, xóa ha.

Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Vinh quang thay sự thành tựu ! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn tự tính an lạc của Đại Niết Bàn.

Xuất Xứ: Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya)
Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.
4/ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE CUNDHE SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô xáp ta nam, xam mi ác, xam bút đa gia, kô ti nam, tát gia tha: Ôm cha lê, cha lê, chun đê xóa ha.

Nghĩa: 

Quy mệnh Bảy trăm triệu Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng: Khi Thân, Khẩu, Ý hợp nhất với sự Giác Ngộ Phật Tính sẽ đi thẳng vào tự tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ: Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh 
Người trì tụng thần chú này đủ chín chục ngàn biến, có thể diệt được các tội thập ác, ngũ nghịch, tiêu trừ tai nạn, bịnh hoạn, tăng nhiều phước thọ.
5/ THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI
OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA,  AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA, TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAMBUDDHÀYA,
OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.
Âm Hán:
Án nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật ra đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra để dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án tát rị ba, tang tư cát rị, bốc rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngoả, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.
  
Âm Việt:
Ôm nam mô bà ga va tê, a pa ra mít ta, a duộc giờ nha na, xu vi nê, xít ta, tê gia ra gia gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia.
Ôm xa oa, xăng xờ ka ra, pa ri sút đa, đạc ma tê, ga ga na, xa mút ga tê xoa ba va, vi sút đê, ma ha na gia, pa ri vê rê, xóa ha.
Nghĩa:
Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn VÔ LƯỢNG THỌ TRÍ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.
OM, tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh. Thanh tịnh như Tự Tính thắng thượng của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự an lạc thanh tịnh của Đại Niết Bàn.  
Xuất xứ: Thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương Như Lai đà la ni kinh.
6/ DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN
NAMO BHAGAVATE, BHAISAIJYA GURU, VAITURYA, PRABHA, RAJAYA TATHAGATAYA, ARHATE, SAMYAK SAMBUDDHAYA, TADYATHA. OM BHAISẠIJYE, BHAISAIJYE, BHAISAIJYA, SAMUDGATE SVÀHÀ.

Âm Hán:
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.
Âm Việt:
Nam mô ba ga va tê, bai xa gia gu ru, vai tu ri gia, pờ ra ba, ra da gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia, tát gia tha. Ôm bai xa giê, bai xa giê, bai xa gia, xa mút ga tê, xóa ha.

Nghĩa:
Quy mệnh Đức Thế Tôn DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng:Xin Ngài hãy ban cho con thuốc diệt trừ bệnh quả báo, bệnh nghiệp ác, bệnh kiến tư, bệnh trần sa, bệnh vô minh để cho con mau chóng phát sinh được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

Xuất Xứ:  Kinh Dược Sư 
Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.
7/ QUAN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN
OM MANI PADME  HÙM, MAHÀ JNÀNA, KETU SAVÀDA, KETU SÀNA, VIDHÀRIYA, SARVÀRTHA, PARISÀDHAYA, NÀPURNA, NÀPARI, UTTÀPANÀ, NAMAH LOKE’SVARÀYA, SVÀHÀ.
Âm Hán:
Án ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết thuyết ra gia, tóa ha.  
Âm Việt:
Ôm ma ni pát mê hum, ma ha giờ nha na, kê tu xa va đa, kê tu xa na,  vi đa ri gia, xạc oa tha, pa ri sa đa gia, na puộc na, na pa ri, út ta pa na, na ma lô kết sờ va ra gia, xóa ha.
Nghĩa:
OM MA NI BÁT MÊ HÙM  là tính chất mầu nhiệm của cây phướng Đại Trí. Hãy ngồi dưới cây phướng ấy, xa lìa mọi sự chấp giữ mà thành tựu trong khắp các cõi. Hãy luyện các căn cho thanh tịnh để thành tựu viên mãn các pháp và siêu việt tất cả. Con xin quy mệnh công đức nội chứng của Đức Thế Tự Tại. Nguyện cho con được thành tựu  như  Ngài.
Xuất Xứ:  Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà La Ni này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát.
8/ THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN
REPA REPATE, KUHA KUHATE, TRANITE, NIGALA RITE, VIMARITE, MAHA GATE, SANTIM KRITE, SVAHA.  
Âm Hán:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.
  
Âm Việt:
Rê pa rê pa tê, ku ha ku ha tê, tờ ra ni tê, ni ga la ri tê, vi ma ri tê, ma ha ga tê, xăng tim kờ ri tê, xóa ha.
Nghĩa:
Mọi đường lối và tính chất của sự thấp hèn đều tuân theo sự hấp thụ điều cao quý và tính chất cao quý mà vận chuyển thành ánh sáng rực rỡ vinh quang. Đây là con đường rộng lớn hay chận đứng mọi tai họa để viên mãn Phước Trí.

Xuất xứ : Đại phương đẳng đà la ni kinh
Đây là bài chú của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ. Thần chú này hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và được vô lượng phước, nếu thành tâm trì tụng.
9/ VÃNG SINH TỊNH ĐỘ ĐỘ ĐÀ LA NI
NAMO  AMITÀBHÀYA, TATHÀGATÀYA, TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA  SIDDHAM BHAVE, AMRITA VIKRÀNTE, AMRITA VIKRÀNTA, GAMINI, GAGANA , KÌRTI  KARE, SVAHA.
Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.
  
Âm Việt:
Nam mô a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, tát gia tha: a mi ri tốt ba vê, a mi ri ta xít đam ba vê, a mi ri ta vi kờ răng tê, a mi ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiệc ti ka rê, xóa ha.
Nghĩa:
Quy mệnh A Di Đà Như Lai. Ngài liền nói chú rằng: Hiện lên Cam Lộ, phát sinh Cam Lộ, Cam Lộ dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ dũng mãnh, rải đầy hư không, thành tựu cát tường.

Xuất xứ: Kinh niệm Phật ba la mật 
Người chuyên tụng chú này được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi mạng chung được tùy ý vãng sanh.
10/ THIỆN NỮ THIÊN CHÚ
NAMO BUDDHÀYA, NAMO DHARMÀYA, NAMO SANGHÀYA.
NAMO SRÌ MAHÀ DEVÀYA, TADYATHÀ,
PARIPÙRNA,  CALE, SAMANTA  DARSANI,
MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA, VIDHÀNA GATE,
MAHÀ KARYA PATI, SUPARIPÙRE,
SARVATHA, SAMANTA, SUPRATI, PÙRNA,
AYANA, DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE, MAHÀ MAITRE

UPASAMHÌTE, 
HE ! TITHU, SAMGRHÌTE,
SAMANTA  ARTHA  ANUPALANI. 
Âm Hán:
Nam mô Phật Đà gia, Nam mô Đạt Ma gia, Nam mô Tăng già gia.
Nam mô thất lị ma ha đề tỷ gia, đát nễ dã tha,
Ba lị phú lâu na, giá lị, tam mạn đà, đạt xá ni,
Ma ha tỳ ra ha đế, tam mạn đà, tỳ ni già đế,
Ma ha ca lị dã ba nễ, ba ra ba nễ,
Tát lị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na,
A lị na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế,
Lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế,
Tam mạn đà, a tha a nậu đà la ni.
  
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Nam mô shi ri ma ha đê va gia, tát gia tha,
Pa ri puộc na, cha lê, xa măng ta, đạc xa ni,
Ma ha vi ha ra ga tê, xa măng ta, vi đa na ga tê,
Ma ha ka ri gia pa ti, xu pa ri pu rê,
Xác oa tha, xa măng ta, xu pờ ra ti, puộc na,
A gia na, đạc ma tê, ma ha vi ba si tê, ma ha mai tờ rê,
U pa xăng hi tê, hê ti thu, xăng gờ ri hi tê,
Xa măng ta ạc tha, a nu pa la ni.
Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy:
Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng !
Đấng chủ tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn !
Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ.
Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.
Hãy thể hiện lòng đại từ làm cho Lý pháp tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.
Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.
Xuất xứ : Kinh Kim Quang Minh 
Trong kinh này nói những kẻ tụng chú này, phàm muốn cần dùng điều chi thì đều được đầy đủ.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Tại sao sâu chuỗi có 108 hạt ?


Chuỗi tràng hạt là một vật dụng trong việc tụng kinh Phật giáo gồm một vòng xâu hạt. Hạt có thể làm bằng hàng thảo mộc, bằng xương, bằng đá hay bằng plastic. Đôi khi hạt chuỗi làm bằng thủy tinh, ngà voi, san hô, mã não, hổ phách.
Phật giáo Đại thừa
Phật giáo Đại thừa dùng chuỗi hạt với con số 108 hoặc một ước số của 108. Điển hình là phái Tịnh Độ dùng chuỗi có 27 hạt.
Chuỗi tràng hạt loại ngắn.
Trung Hoa chuỗi tràng hạt được gọi là shu zhu (数珠: số châu); Fo zhu (佛珠: Phật châu) hoặc nian zhu (念珠: niệm châu).
Nhật Bản thì gọi là juzu (数珠: số châu) và nenju (念珠: niệm châu). Phái Jodo Shu (浄土宗: Tịnh Độ Tông) dùng chuỗi hai vòng; một hạt vòng ngoài dùng để đếm mỗi lần tụng; một hạt vòng trong để đếm khi đã tụng hết một chu kỳ vòng ngoài. Khi tụng đủ hết các hạt vòng trong lẫn ngoài thì tổng số có thể lên đến 60.000 lần. Tuy nhiên người tụng cũng tùy nghi theo khả năng.[1]
Phái Jodo Shinshu (浄土真宗: Tịnh Độ Chân tông) thì không chú trọng đến con số tụng niệm. Tín đồ chỉ dùng chuỗi tràng hạt trong phần lễ nghi với chuỗi hạt quyện vòng cả hai tay chắp. Tay trái tượng trưng cho Saṃsāra (Luân hồi); tay phải là Nirvana (Niết-bàn). Chuỗi hạt thể hiện sự nhất thể của tín đồ và Phật A-di-đà.
Phái Shingon (眞言: Chân ngôn) dùng chuỗi 108 hạt để niệm Phật. Khi làm lễ, tín đồ dùng hai tay xoa vòng chuỗi để biểu hiện xóa tẩy bụi trần.
Phật giáo Nam tông
Phật giáo Nam tông cũng dùng chuỗi tràng hạt như trường hợp ở Myanma.
Phật giáo Tây Tạng
Phật giáo Tây Tạng dùng chuỗi với 108 hạt. Đôi khi chuỗi 21 hay 28 hạt cũng được dùng nhưng loại chuỗi ngắn chủ yếu là để đếm con số lạy rạp người khi lễ Phật.
Biểu tượng của số hạt trong chuỗi
Trong Phật học thì con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não (Kleśā) của con người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và thức giác) nhân làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số 18. Mười tám nhân hai, tức hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36. Ba mươi sáu nhân ba, tức ba thời (quá khứ, hiện tại, và vị lai) thì là con số 108 phiền não.[2]
Phật giáo Việt Nam thì giải thích là khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị giao động bởi lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (18x6=108). [3]